Welcome to C2 of HVT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcome to C2 of HVT

Chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ khi tham gia 4rum
 
PortalTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Phê bình văn học là gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thaobaby
٩(●̮̮̃•̃)۶ ٩(●̮̮̃•̃)۶
٩(●̮̮̃•̃)۶  ٩(●̮̮̃•̃)۶
thaobaby

Nữ Tổng số bài gửi : 258
Tiền : : 53905
Uy tín : 103
Birthday : 01/01/1998
Ngày tham gia : 31/07/2009
Tuổi : 26
Đến từ : Bờ Trái

Phê bình văn học là gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Phê bình văn học là gì?   Phê bình văn học là gì? I_icon_minitimeMon Aug 10, 2009 7:53 pm

Phê bình văn học là gì? Tôi nghĩ, đây là một câu hỏi thuộc loại bản thể luận. Loại câu hỏi này, lời hỏi chỉ là một, nhưng lời đáp thì có thể là nhiều, thậm chí rất nhiều. Mỗi thế hệ người cầm bút đi qua đều để lại câu trả lời của mình như những thổ dân Úc lưu lại bàn tay họ trên vách đá, khác với người đến trước và cả người đến sau. Và mỗi người lại có thể có câu trả lời không giống với những người cùng thế hệ mình. Tùy vào truyền thống văn hóa và tài năng cá nhân. Những tiếng đáp khác nhau ấy không loại trừ nhau hoặc loãng tan vào hư không, mà được thời gian xâu lại thành một chuỗi. Tự thân, chắc nó không phải là chân lý, là đạo, nhưng là một con đường không có điểm cuối dẫn đến chân lý.


Phê bình văn học có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông tục của ngôn ngữ thường nhật hay nghĩa hẹp, nghĩa chuyên môn của khoa học văn học. Theo nghĩa thứ nhất, phê bình chỉ bất kỳ một sự khen chê, bình phẩm, đánh giá nào đó về một tác phẩm, một sự kiện văn học, một tác giả, từ vi mô một nhãn tự, một câu văn, một dòng thơ đến vĩ mô một sự nghiệp sáng tạo, một nền văn học dân tộc. Nó có thể chỉ là một lời nhận xét thông thường thoát ra từ cái miệng bình dân của con nhà khó, nhưng cũng có thể là những phương châm, những nguyên lý chỉ đạo văn chương từ một ý thức hệ triết học hoặc thẩm mỹ nào đó dội xuống giống lời thánh truyền, như lời Khổng Tử[2] về Kinh Thi, lời Aristote[3] trong Thi pháp học... Phê bình văn học ở nghĩa này là kẻ song sinh với sáng tác, có sáng tác là có phê bình. Và sáng tác thì khó còn phê bình thì dễ.

Phê bình theo nghĩa rộng thường chỉ biết đến tác phẩm. Một thứ tác phẩm không có liên lạc gì đến tác giả và người đọc. Và người phê bình văn học đứng ngoài hệ thống văn học này. Hơn nữa, khi nhận xét tác phẩm, người phê bình thường cũng chỉ coi đó là một cái cớ để phát biểu những ý kiến chủ quan của mình, thoảng hoặc nếu có chiếu cố đến tác phẩm thì cũng chỉ để so sánh nó với những nguyên lý đã được định trước, những lời chỉ dạy của thánh hiền, những khuôn vàng thước ngọc của cổ nhân. Bởi vậy, phê bình này rất chú trọng đến ý nghĩa đạo đức của tác phẩm văn học, đôi khi có để mắt tới một cạnh khía nghệ thuật nào đó của nó thì cũng chỉ là để đối chiếu với những quy phạm ngặt nghèo của thể tài, cũng là một thứ đạo đức khác, đạo đức thể loại.

Phê bình văn học theo nghĩa chuyên môn thì mãi đến đầu thế kỉ XIX, khi nhân loại đã bước vào Thời đại Mới, mới xuất hiện ở châu Âu. Đó là một loại hình sinh hoạt văn học gắn liền với văn hóa đô thị. Phê bình này ra đời trên cơ sở báo chí và xuất bản. Chính báo chí đã biến sách vở với tư cách là sản phẩm văn hóa từ một thứ văn hóa quà tặng thành văn hóa hàng hóa. Xưa, một bài thơ, một bài văn được tác giả viết ra trước là để cho mình (di dưỡng tinh thần), sau mới để cho người (thưởng thức và học tập): thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo mà! Nhưng cái “người” ấy cũng chẳng được bao lăm, chỉ gồm có những thân nhân và bè bạn. Người ta chép tay hoặc thuê chép, hoặc khắc in một số bản để làm quà tặng cho nhau. Số người đọc rất hạn chế. Chỉ những người “đặc tuyển”. Nay nhờ máy in và báo chí, thơ văn được xuất bản hàng loạt, đến tay tất cả mọi người, bất kể giàu sang hay nghèo hèn, miễn bỏ tiền ra là mua được.

Số người đọc là bất cứ ai này đông dần lên trở thành công chúng. Công chúng lại đẻ ra dư luận. Và dư luận, đến lượt nó, tác động đến không chỉ nội bộ người đọc, mà, như một thông tin ngược, đến cả người viết, kích thích anh ta sáng tạo tiếp tục. Nhưng còn một nguồn kích thích nữa không kém quan trọng là vật chất. Người sáng tác còn được hưởng tiền nhuận bút, thêm thu nhập để tái sản xuất sức lao động đầu óc, thậm chí có thể sống được bằng ngòi bút. Nghề văn ra đời. Từ đây, nhà văn cùng với các nhà khác như bác sĩ mở phòng khám tư, giáo viên tư thục, luật sư mở văn phòng riêng, nghệ sĩ hát rong... tạo thành một lớp trí thức độc lập, sống ngoài bộ máy nhà nước, khác hẳn với tầng lớp trí thức thư lại trước đấy. Xã hội công dân với tư tưởng dân chủ hình thành.

Tư tưởng dân chủ là nền tảng tinh thần của phê bình văn học. Nó thừa nhận mọi công dân đều có quyền phê bình, tức quyền có ý kiến riêng của mình. Trước đây chỉ một thiểu số nào đó mới có cái quyền ấy, còn đa số chỉ có quyền được / chịu sự phê bình. Điều này đã hình thành một tâm thế, một khuôn mẫu suy nghĩ. Chả thế, ở Việt Nam, mãi đến tận năm 1941, khi phê bình văn học (theo nghĩa hẹp, dĩ nhiên) đã rất phát triển, mà Hoài Thanh, một nhà phê bình nổi tiếng, vẫn chưa rũ bỏ được tâm thế đó, còn rất ngỡ ngàng với cái quyền vừa giành được của mình, nên ở cuối Thi nhân Việt Nam, ông còn Nhỏ to tâm sự: “Quyển sách này ra đời, cái điều tôi ngại nhất là sẽ mang tên nhà phê bình. Hai chữ phê bình sao nghe nó khó chịu quá! Nó khệnh khạng như một ông giáo gàn. Bình thì cũng còn được. Nhưng phê? Sao lại phê?”. Ăn cơm mới nói chuyện cũ chẳng qua là để thấy rằng, sự ra đời của phê bình văn học nói chung và đặc biệt ở Việt Nam khó khăn đến như thế nào! Nhưng, như một hạt mầm, một khi đã trồi lên được khỏi mặt đất, được tiếp xúc với ánh sáng và khí trời, thì không gì ngăn nổi sự thành cây của nó.

Phê bình văn học (từ đây tôi dùng từ này chỉ theo nghĩa chuyên môn) giờ đây không còn là phê bình quyền uy nữa. Khẩu khí độc thoại, phán truyền, rao giảng cũng chẳng còn. Phê bình trở thành cuộc đối thoại bình đẳng của thứ quyền lực mới, quyền lực của trí tuệ. Nói theo kiểu Alvin Toffler, ở phê bình văn học cũng xảy ra hiện tượng “chuyển đổi quyền lực”. Nếu trước đây quyền lực của phê bình là quan chức (Miệng người sang có gang có thép), là thân tộc (Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư), là tuổi tác (Bảy mươi phải nghe bảy mốt) và gần đây là đồng tiền (Mạnh vì gạo, bạo vì tiền; Nén bạc đâm toạc tờ giấy), thì ngày nay là tri thức, là trí tuệ. Ai giàu hiểu biết hơn, ai có đầu óc hơn thì người đó có uy tín hơn, có sức thuyết phục hơn. Phê bình, bởi thế, trở thành một sinh hoạt trí thức.

Một đảm bảo khác cho phê bình văn học trở thành một sinh hoạt trí thức lành mạnh là trình độ phát triển của ý thức cá nhân. Văn hóa đô thị giải phóng con người khỏi tư cách thành viên cộng đồng để trở thành một cá nhân độc lập, ý thức được giá trị tự thân của mình trong sự tôn trọng và đối lập với những cá nhân khác trong xã hội. Nhà phê bình của ý thức tập đoàn do chưa có ý thức cá nhân làm cơ chế tự điều chỉnh, nên một khi giành được quyền phê bình thì rất dễ lạm dụng cái quyền đó, “tham ô” sang cả quyền của người khác. Còn nhà phê bình có ý thức cá nhân phát triển cao là một người biết được cái giới hạn quyền của mình và của người khác. Dám nói về người khác là dám chịu trách nhiệm về lời nói của chính mình. Bởi, phát ngôn về người khác là một kiểu phát ngôn về chính mình.

Ý thức cá nhân phát triển khiến người ta dám nói, dám bày tỏ ý kiến của mình trước công chúng, nhưng, quan trọng hơn, ý thức cá nhân còn buộc nhà phê bình nhiều khi phải vượt qua tư cách con người để tiến đến tư cách nhà phê bình, tức khước từ phán đoán về một tác phẩm văn chương theo thị hiếu chủ quan của mình, để tuân theo những tiêu chuẩn riêng thuộc văn học, bất chấp những quyền uy. Như vậy, nhà phê bình phát ngôn không nhân danh bản thân anh ta, mà nhân danh một ý thức thẩm mỹ nào đó mà anh ta là đại diện. Người đối thoại với anh ta cũng vì một ý thức thẩm mỹ khác mà tranh luận lại. Phê bình văn học, vì thế, không còn là chuyện cá nhân, không có vấn đề “ai thắng ai” muôn thuở, mà là một cuộc đối thoại thẩm mỹ theo đúng thuần phong mỹ tục để thúc đẩy văn chương dấn thân vào những cuộc phiêu lưu tìm những giá trị thẩm mỹ mới.
Về Đầu Trang Go down
manhdada
—»trƯởnG thÔn«—
—»trƯởnG thÔn«—
manhdada

Nam Tổng số bài gửi : 169
Tiền : : 113885
Uy tín : 17
Birthday : 24/12/1991
Ngày tham gia : 30/07/2009
Tuổi : 32
Đến từ : Hòa Bình

Phê bình văn học là gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Phê bình văn học là gì?   Phê bình văn học là gì? I_icon_minitimeTue Aug 11, 2009 10:51 am

phê bìh là nói rồi ko khen thì bị người ta chửi
chê thằng nổi tiếng thì bị gọi là ngu
Về Đầu Trang Go down
http://www.soundclick.com/mddpd
phamchuvan
Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì
phamchuvan

Tổng số bài gửi : 74
Tiền : : 53637
Uy tín : 97
Ngày tham gia : 30/07/2009

Phê bình văn học là gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Phê bình văn học là gì?   Phê bình văn học là gì? I_icon_minitimeTue Aug 11, 2009 3:06 pm

hoho . triết lý ghê nhỉ . Mad
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Phê bình văn học là gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Phê bình văn học là gì?   Phê bình văn học là gì? I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Phê bình văn học là gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to C2 of HVT :: Thế giới C2 :: Góc học tập-

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Thông tin diễn đàn
Copyright ©2009 - 2010,Cận 2 forum. All rights reserved.
Design by Phạm Hoàng Hà [Admin]
Bản quyền by ™Hoàng Hà Pro™ NickYM!:chuchimse_thikvuive.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2009 - 2010.
Gửi cho bạn trang này |Click vào tải Firefox 3||Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất