Welcome to C2 of HVT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcome to C2 of HVT

Chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ khi tham gia 4rum
 
PortalTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 TRUYỆN KIỀU: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thaobaby
٩(●̮̮̃•̃)۶ ٩(●̮̮̃•̃)۶
٩(●̮̮̃•̃)۶  ٩(●̮̮̃•̃)۶
thaobaby

Nữ Tổng số bài gửi : 258
Tiền : : 54125
Uy tín : 103
Birthday : 01/01/1998
Ngày tham gia : 31/07/2009
Tuổi : 26
Đến từ : Bờ Trái

TRUYỆN KIỀU: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG Vide
Bài gửiTiêu đề: TRUYỆN KIỀU: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG   TRUYỆN KIỀU: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG I_icon_minitimeTue Aug 11, 2009 4:28 pm

“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, khi Nguyễn viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Đó là lời nhận định của Chế Lan Viên về Truyện Kiều và về Đại thi hào Nguyễn Du.Ông chủ Báo Nam Phong thời 30-45 cũng nhận định như thế: “Truyện kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Vậy thì ở Truyện Kiều có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà được đánh gia cao như thế!
Về nội dung, ta thấy rằng: Qua tiếng nói riêng tư thầm kín của mình, Nguyễn Du đã nói lên được tiếng nói chung, khát vọng chung của mọi lớp người. Với những người có tài, có tâm thì họ thường bị ám ảnh bởi tư tưởng “Tài mệnh tương đố”(được điều này mất điều khác, cây cao ắt phải hứng nhiều gió, tài tử vô duyên hồng nhan bạc phận, nhân sinh thức tự đa ưu hoạn). Qua Truyện Kiều, Đại thi hào đã giải tỏa được nỗi ám ảnh ấy bắng cách nêu lên quy luật “Tài mệnh tương đố” rồi an ủi, động viên và sẻ san nỗi niềm với họ. Quy luật đó chính là: vì nàng Kiều có:tài-sắc-trung-hiếu-hạnh-nghĩa-tình vẹn toàn nên cuộc đời phải long đong chìm nổi:”Hết nạn nọ đến nạn kia, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần; khi Vô Tích khi Lâm Tri, nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương; thoắt buôn về thoắt bán đi, mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi”. Qua cuộc đời, thân phận của Kiều, Nguyễn Du khái quát thành quy luật chung như vầy:”Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; lạ gì bỉ sắc tư phong, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen; anh hoa phát tiết ra ngoài, nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa; nghĩ đời mà ngán cho đời, tài tình chi lắm cho trời đất ghen; có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần. . .”. Đại thi hào nêu lên quy luật ấy rồi tự động viên, an ủi mình và cảm thông, sẻ chia cho thân phận nàng Kiều, cũng như cho thân phận của những người tài hoa, hiếu nghĩa nhưng phải gặp cảnh đời bất hạnh, rằng:”Những người hiếu nghĩa xưa nay, trời làm chi đến lâu ngày càng thương; người sao hiếu nghĩa đủ đàng, kiếp sao chọn những đoạn tràng thế thôi; thương vì hạnh trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba; tiểu thư nghĩ cũng thương tài, khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân; liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng mà tình nên thương; bể trần chìm nổi thuyền quyên, hữu tài thương kẻ vô duyên lạ đời; thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. . .”. Trước đây, và có rất nhiều người coi “Tài mệnh tương đố” là phần hạn chế của Truyện Kiều, nhưng theo tôi thấy thì đây m mới chính là phần tích cực . Là con người, dù Đông hay Tây, người ta luôn có phần tâm linh để an ủi, động viên mình trong cơn sóng gió của đời. Trong ngục tù, Bác Hồ của chúng ta, từ trong thâm sâu của tâm linh và rất tự nhiên theo bản năng đã thốt lên như vầy:”Trời xanh cố ý hãm anh hùng, cùm xích tiêu ma tám tháng ròng”. Đó là bản năng giải toả những ám ảnh của người tài
Còn đại bộ phận độc giả thì sao, họ rất lấy làm thỏa mãn và vui sướng khi kình ảnh Từ Hải “đầu đội trời chân đạp đất” xuất hiện, để rồi quét sạch bao bất công và tàn ác, cứu Kiều ra khỏi “miệng sói hang hùm“. Đó là những gì độc giả rất lấy làm tâm đắc. Nhưng phải nói rằng điều tâm đắc nhất, có sức sống mãnh liệt, lay động nhất, và lôi cuốn nhất của Truyện Kiều vẫn là tính cách của nàng Vương Thúy Kiều:

Kiều khuyên Từ Hải ra hàng nhằm tránh cảnh:”Đống xương vô định đã cao bằng đầu”, đó là đức trung với vua với Dân, rằng:”Trên vì nước dưới vì nhà, một la đắc hiếu hai là đắc trung; hại một người cứu muôn người, biết đường kính trọng biết lời phải chăng; một niềm vì nước vì dân, âm công cất một đồng cân đã già”

Kiều bán mình chuộc cha, và suốt 15 năm đoạn trường nàng luôn hướng về cha mẹ, đó là đức hiếu, rằng:”Để lời thệ hải minh sơn, làm con trước phải đền ơn sinh thành; hạt mưa sá nghĩ phận hèn, liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân; dâng thư đã thẹn nàng Oanh, lại thua ả Lý bán mình hay sao; thà rằng liều một thân con, hoa dù rã cánh lá còn xanh cây; rừng khuya tầng biếc chen hồng, nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn; giận duyên tủi phận bời bời, cầm dao nàng đã tính bài quyên sinh, nghĩ đi nghĩ lại một mình, một mình thi chớ hai tình thì sao, mai sau dầu có thế nào, truy nguyên chẳng kẻo lụy vào song thân; sân Lai cách mấy nắng mưa, có khi gốc tử đã vừa tay ôm; nhớ ơn chín chữ cao sâu, một ngày một ngả bóng dâu tà tà; sân hoè đôi đức thơ ngây, trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình; bóng dâu đã ngả ngang đầu, biết đâu ấm lạnh biết đâu ngọt bùi; xót thay xuân cỗi huyên già, tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi, chốc đà mười mấy năm trời, còn ra khi đã da mồi tóc sương; . . .”
Kiều báo ân với Thúc Sinh, Mụ quản gia và với Vãi Giác Duyên, đó là đức nghĩa, rằng:”Nàng rằng nghĩa trọng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không, Sân Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân, gấm trăm cuốn bạc nghìn cân, tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là; dắt tay mở mặt cho nhìn, Hoa nô kia với Trạc Tuyền chính tôi, nhớ khi nhỡ bước sẩy vời, non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương, nghìn vàng gọi chút lễ thường, mà lòng Phiếu Mẫu mấy vàng cho cân”. Kiều khóc than cho Từ Hải, đó cũng là đức nghĩa vậy:” rằng Hồ Công hậu đãi ta, chút vì việc nước mà ra phụ lòng, giết chồng rồi lại lấy chồng, mặt nào mà lại đứng trong cõi đời”

Mặc dầu trong 15 năm đoạn trường xa mặt, nhưng Kiều vẫn không cách lòng với mối tình đầu, mà luôn luôn canh cánhtrong lòng nhớ tới chàng Kim, đó là tình chung thủy vậy:”Dặm khuya ngất tạnh mù khơi, nhìn trăng mà thẹn những lời non sông; nhớ người dưới nguyệt chén đồng, bâng khuâng luống những rày trông mai chờ; nhớ lời nguyện ước ba sinh, xa xôi ai có thấu tình chăng ai; tóc thề đã chấm ngang vai, nào lời non nước nào lời sắt son; tiếc thay chút nghĩa cũ càng, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng; . . .”

Và dầu cho 15 năm phải chịu cảnh:”Thiếp từ ngộ biến đến giờ, ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”, nhưng thực ra với Vương Thúy Kiều vẫn luôn là người con gái đức hạnh vẹn toàn. Thì đây:”Ngại ngùng thẹn gió e sương, nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày; những nghe nói đã thẹn thùng, nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe; vui là vui gượng khéo là, ai tri âm có mặn mà với ai; riêng lòng đã thẹn lắm thay, cũng là mặt dạn mày dày khó coi; nghĩ rằng trong đạo vợ chồng, hoa thơm phong nhụy trăng vòng tròn gương, chữ trinh đáng giá ngàn vàng, đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa; dù chàng nghĩ đến tình xa, đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ; khéo thay giở đuốc bày trò, còn tình đâu nữa mà thù đấy thôi, người yêu ta xấu với người, yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau; chữ trinh còn một chút này, chẳng cầm cho vững lại dày cho tan; . . .”Bởi cái đức hạnh sáng trong ấy, nên chàng Kim mới nhận xét về nàng thế này:”Như nàng lấy hiếu làm trinh, bụi nào cho đục được mình ấy vay; hoa tàn mà lại thêm tươi, trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa; gương trong chẳng chút bụi trần, một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm; . . .”. Đức hạnh ấy, nết na ấy của nàng Kiều được thăng hoa rồi vượt lên trên cả ý thức hệ Nho giáo:”Hai tình vẹn vẻ hoà hai, chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ, khi chén rượu khi cuộc cờ, khi xem hoa nở khi chờ trăng lên, ba sinh đã phỉ mười nguyền, duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Thì đấy, ” trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, nên đau lắm! Yêu nhau nhưng không thể trở thành vợ chồng, chỉ và phải xem là bạn bầy thôi! Đau lắm,Đức hạnh đến nhường ấy cơ sao! So với KIều của Thanh Tâm Tài Nhân(Trung Quốc) thì Kiều của Nguễn Du đức hạnh hơn cả ngàn lần, bởi nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân thì thế này:”Trai tham gái mến dắt nhau lên giường mở cuộc mây mưa; 300 lạng hổng chịu đâu, 500 lạng cơ”, còn kiều của Đại thi hào thì sao:”Những nghe nói đã thẹn thùng, nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe; riêng lòng đã thẹn lắm thay, cũng là mặt dạn mày dày khó coi”. Sáng tạo của Nguyễn Du và Nguyễn Du lớn, Nguyễn Du thi hào chính là ở chỗ ấy!

Thơ hay và được trường tồn chính là vì vậy! Vì qua tiếng nói riêng, nỗi lòng riêng mà nói lên được tiếng nói chung, nỗi niềm chung! Về Truyện Kiều, phải nói rằng Chu Mạnh Trinh là người vịnh Kiều, khái quát về tính cách của Kiều vào bậc hay nhất, tròn chín nhất, thì đây:

“Mẫu đơn vùi dập cơn mưa gió
Cái nợ yên hoa khéo đoạ đày;
Công cha bao quản liều thân thiếp
Sự nước xui nên phụ với chàng
Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu
Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng”

“Hữu tài thương kẻ vô duyên lạ đời”. Đại thi hào không những khóc cho nàng Kiều, cho nàng Tiểu Thanh, mà ông còn khóc và sẻ chia cho hết thảy những người bất hạnh, và khóc cho cả thập loại chúng sinh. Bởi thế nên cụ Nguyễn luôn bị ám ảnh bởi”Tài mệnh tương đố“:”Thấy người mà ngẫm đến ta; đến bây giờ mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai;nỗi buồn kim cổ trời khôn hỏi, cái án phong lưu khách tự mang, chẳng biết 300 năm lẽ nữa, người đời ai khóc Tố Như chăng!”. Nay, ngày sinh nhật của cụ thì đã qua rồi(23-01-1776)! Lẽ ra khóc cho cụ vào ngày ấy(23-01-2008) thì mới phải! Tuy đã qua rồi, nhưng ta đọc Kiều để sẻ chia cho nỗi lòng của cụ, âu đó cũng là khóc cho cụ rồi! Khóc, khóc cho cụ an ấm lòng nơi chín suối, bởi chưa tròn 300 năm lẻ mà người đời đã khóc cho Tố Như rồi!
Về Đầu Trang Go down
 

TRUYỆN KIỀU: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to C2 of HVT :: Thế giới C2 :: Góc học tập-

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Thông tin diễn đàn
Copyright ©2009 - 2010,Cận 2 forum. All rights reserved.
Design by Phạm Hoàng Hà [Admin]
Bản quyền by ™Hoàng Hà Pro™ NickYM!:chuchimse_thikvuive.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2009 - 2010.
Gửi cho bạn trang này |Click vào tải Firefox 3||Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất